Bộ môn bài đã không còn xa lạ với những ai thích cờ bạc giải trí, đặc biệt bài tứ sắc lại là một phạm trù khác trong trò chơi đánh bài. Với cách chơi khác lạ, đặc trưng riêng thì thể loại game bài này đã được phổ biến ở rất nhiều nơi trên thế giới, đặc biệt là Việt Nam. Vậy những quy tắc của bộ môn này như thế nào? Cách chơi ra làm sao? Hãy đến với megamebai chúng tôi bạn sẽ biết được mọi thông tin.
Bài tứ sắc có bao nhiêu lá bài?
Bài tứ sắc được lấy cảm hứng từ bài tam cúc, một thể loại bài được chơi rất nhiều ở miền Bắc Việt Nam. Bài thường được làm từ bìa cứng với 4 màu chủ đạo là đỏ, vàng, xanh, trắng nên được gọi là bài tứ sắc. Một bộ bài sẽ có 7 quân bài Tướng, Sĩ, Tượng, Xe, Pháo, Mã (Ngựa), Chốt (Tốt) mỗi quân bài sẽ có 16 lá được chia đều cho 4 màu kể trên, tổng cộng bộ bài tứ sắc có tất cả 112 lá. Cách chiến thắng của bài này cũng khá dễ hiểu, khi người chơi chiến thắng thường được gọi là tới.
Cách chơi bài tứ sắc
Bài tứ sắc có cách chơi khá đơn giản, người chơi chỉ cần xếp các lá bài thành những bộ hoặc đôi 2, 3 và 4 cho đến khi hết bài trên tay thì có thể chiến thắng. Ngược lại với tiến lên thì tứ sắc chỉ có 1 người chiến thắng, không có nhì, ba hoặc bét.
Luật chơi bài tứ sắc
Người chơi sẽ chia bài mỗi người một lần chia là 5 lá cho đến khi đủ 20 lá, đặc biệt người nhận cái sẽ được 21 lá và được chia đầu tiên. Phần còn lại của bộ bài được úp xuống và để ở giữa còn được gọi là tỳ hoặc nọc để rút. Mọi người sẽ bắt đầu sắp xếp bài thành từng bộ để ít rác nhất có thể.
Một số thuật ngữ khi chơi bài mà người chơi cần được biết như bộ chẵn, bộ lẻ, ăn bài chẵn, ăn bài lẻ, xên, rác, bài bụng, chến, đứt đầu, nhập xác,… sẽ được giải thích ngay bên dưới đây.
Cách sắp xếp bài trong tứ sắc
Đầu tiên, người chơi cần biết được những khái niệm về chẵn, lẻ, rác, cụ thể
- Để có được khái niệm bộ chẵn thì người chơi phải đạt được những yêu cầu sau: phải có ít nhất là 2 lá đồng chất với nhau về cả màu và quân bài, nhưng đối với chốt người chơi chỉ cần có 3 đến 4 quân bài khác màu nhau là đã được tính bộ chẵn, quân tướng thì chỉ cần có từ 1 lá là đã được tính là bộ chẵn. Những bộ chẵn có 4 lá giống nhau thì được gọi là quan hoặc là quằn. Ba quân giống nhau thì gọi là khạp.
- Bộ lẽ cũng như vậy, vẫn yêu cầu người chơi đạt những điều kiện phải có 3 quân bài Tướng, Sĩ, Tượng hoặc Xe, Pháo, Ngựa cùng màu.
- Rác: những là không thể xếp vào các bộ sẽ được tính là rác, còn được gọi là cu ki
Tính điểm trong tứ sắc
Khi người chơi tới bắt buộc phải xòe bài và cách tính điểm cụ thể như sau:
- Đôi không được tính điểm
- Tướng: 1 điểm
- 3 quân khui (bộ lẻ, bộ chẵn có 3 con hoặc 3 quân chốt): 1 điểm
- 4 quân giống nhau đã khui: 6 điểm
- Khạp, Quằn (còn trên tay): 3 điểm, 8 điểm
- 4 quân chốt: 2 điểm
- Người chơi tới (thắng) được cộng 3 điểm
- Số điểm cuối cùng để chiến thắng phải là 15 hoặc 21 điểm, nếu tới nhưng không đúng số điểm trên là người chơi đang sai luật và có thể bị phạt
- Nếu tới Quan thì số điểm được tính gấp đôi
Những trường hợp chiến thắng trong tứ sắc
Trong bài tứ sắc có một số cách ăn bài và tới mà người chơi cần nắm chắc, nếu không rất dễ bị phạt hoặc mất cơ hội.
- Ăn bài chẵn: nhà cái sẽ là người đánh đầu tiên, nếu quân rác nhà cái đánh ra mà người ngồi bên phải có bộ đôi thì có thể khui và đánh tiếp một lá rác cho người bên phải. Nếu hai người còn lại có thể ăn được bộ đôi mà quân nhà cái đánh ra thì có thể ăn bình thường và cũng phải đánh ra một quân bài rác.
- Ăn bài lẻ: tương tự như ăn bài chẵn, nếu nhà cái đánh Xe Đỏ mà người bên phải có hai quân Pháo Đỏ và Mã Đỏ thì người đó có thể ăn bài lẻ, mặc khác nếu người bên phải không có bài lẻ để ăn mà hai nhà còn lại có thì có thể ăn bình thường. Nhưng một trường hợp đặc biệt, nếu hai nhà còn lại có bài chẵn để ăn lá của nhà cái đánh ra thì hai nhà đó sẽ được ăn lá đó trước.
- Trong trường hợp cả 3 nhà đều không có ăn lá của nhà còn lại đánh thì phải rút bài nọc và đánh theo quy tắc xả rác giữ chẵn, lẻ cho đến khi có người tới.
- Tới bài đã chẵn (xên): đây là cách tới bài khi trên tay người chơi đang có đôi, ba con đang chờ người khác rút bài ra tướng hoặc ăn bộ chẵn để tới. Đặc biệt, nếu tới 4 con bộ chẵn thì được gọi là tới quan.
Một số thuật ngữ đặc biệt trong cách chơi bài tứ sắc
Ngoài những cách ăn bài, đánh bài được kể trên thì một số thuật khác mà người chơi cần nên biết, để tránh nhầm lẫn với những cách chơi bài khác. Những thuật ngữ có thể kể đến như là
- Bài bụng: trường hợp này có thể hiểu là trên tay người chơi giữ cả bộ lẻ và bộ chẵn trong của cùng 1 lá bài, ví dụ: Xe-Pháo-Pháo-Ngựa, Xe-Xe-Pháo-Ngựa, Xe-Pháo-Ngựa-Ngựa, bốn con tốt nhưng hai con đồng chất và hai con khác màu, Tướng-Sĩ-Sĩ-Tượng,…
- Chến: người làm cái sẽ được gọi là giữ chến, chến là cách chơi khá đặc biệt tất cả mọi người sẽ bỏ ra một số tiền như nhau và chơi cho đến khi có 1 người thua hết tiền thì là đứt chến, một lần như vậy gọi là 1 chến.
- Đứt đầu: đây là trường hợp khi bộ lẻ của bạn bị thiếu 1 quân bài ví dụ như là Tướng-Sĩ, Sĩ-Tượng, Tướng-Tượng, Xe-Pháo, Pháo-Mã, Xe-Mã cùng màu.
- Nhập xác: nếu bạn xuất hiện trường hợp này thì xin chúc mừng bạn, bạn là người rất may mắn, vì thuật ngữ này đang ám chỉ việc bạn rút được lá bài đang còn thiếu của bài đứt đầu và gộp thành một bộ lẻ hoàn chỉnh.
Những mẹo nhỏ khi chơi bài tứ sắc
Một số hướng dẫn giúp người chơi có thể nâng cao trình độ, tăng khả năng chiến thắng, cụ thể như sau:
- Người chơi cần tính toán thật kỹ lưỡng trước khi đánh quân rác, vì đó có thể là quân mà đối thủ đang chờ
- Nhìn kỹ bài của mình, sắp xếp bài chẵn lẻ sao cho hợp lý, tránh lộn xộn mà bị phạt
- Nắm bắt cơ hội ăn bộ chẵn hoặc lẻ ngay tức khắc
- Đọc kỹ luật chơi tránh đánh nhầm bị phạt
Bài viết trên là toàn bộ thông tin về tứ sắc, đội ngũ của chúng tôi rất vinh hạnh khi được phục vụ tất cả mọi người, đặc biệt là những ai yêu thích bộ môn đánh bài online. Mọi thông tin chi tiết xin liên hệ qua website megamebai.com.